Việc sử dụng gỗ tự nhiên để trang trí nội thất là khá đắt đỏ. Vậy nên, gỗ công nghiệp đang là loại gỗ được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay trong các thiết kế nội thất, nhờ nhiều công dụng ưu việt.
Thông bài viết, GamHouse hy vọng sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về gỗ công nghiệp; ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp để có kinh nghiệm lựa chọn vật liệu làm nội thất cho gia đình bạn nhé!
Gỗ công nghiệp là gì?
Nội dung
Gỗ công nghiệp là vật liệu thường được dùng trong thiết kế và trang trí nội thất, có tên quốc tế là Wood – Based Panel.
Gỗ công nghiệp được sản xuất chủ yếu từ các phần nguyên liệu thừa, vụn, nguyên liệu tận dụng, tái sinh hay được lấy từ các bộ phận như ngọn, cành của các loại cây gỗ trồng tự nhiên.
Gỗ công nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến, được sản xuất trên công nghệ dây chuyền hiện đại với đa dạng mẫu mã, màu sắc và chất lượng cũng luôn được chú trọng cải tiến.
Đặc biệt, loại gỗ này có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, nhưng tuổi thọ có phần kém hơn.
Cấu tạo của gỗ công nghiệp bao gồm code gỗ và bề mặt được dán chất liệu bề mặt như acrylic, laminate, melamine, veneer,…
Trong đó, code gỗ công nghiệp là gỗ được sản xuất từ một số loại gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su,…
Sau khi được nghiền nát thành bột và kết hợp với keo cùng các chất phụ gia, thì chúng được ép lại dưới áp suất cao vào tạo ra các tấm gỗ chất lượng, có kích thước đạt chuẩn.
Có bao nhiêu loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard, là loại gỗ ván sợi mật độ trung bình, có khả năng kết hợp với nhiều các vật liệu phủ bề mặt như Melamine, Laminate,… giúp tăng thêm độ sắc sảo, tinh tế cho không gian sử dụng.
Gỗ công nghiệp MDF là loại ván gỗ phẳng mịn, chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã có thể thấy được độ nhẵn nhụi và bằng phẳng của bề mặt.
Vì vậy, rất dễ dàng để dán các chất liệu bề mặt hoặc phủ sơn tạo nên các sản phẩm có độ bền chắc và tính thẩm mỹ cao. Ở gỗ công nghiệp MDF, có hai loại chính là loại thường (lõi màu gỗ) và loại chống ẩm (lõi xanh).
Công nghệ sản xuất phức gỗ MDF phức tạp hơn gỗ ván dăm nên độ bền cao hơn, đồng thời giá thành cũng nhỉnh hơn một chút. Gỗ MDF thường được ứng dụng trong sản xuất nội thất văn phòng, nhà cửa như tủ tài liệu, hộc tủ di động, bàn văn phòng,…
Công nhân sẽ cho các loại gỗ vụn, cành, nhánh cây,… vào máy nghiền nhỏ thành các sợi gỗ và tạo nên cốt gỗ.
Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard, là loại có cốt là gỗ ván dăm, bên ngoài bề mặt được phủ một lớp nhựa Melamine để bảo vệ chống trầy xước, thấm nước và tạo nên nét đẹp sang trọng.
Nguyên liệu chính làm nên loại gỗ này là các cây rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,…
Sau khi thu hoạch, gỗ được băm thành dăm gỗ, kết hợp với keo và ép tạo độ dày thành tấm với cường độ áp suất cao, tiếp sau đó phủ thêm nhựa melamine.
Bề mặt gỗ công nghiệp MFC không mịn nhưng nhờ có lối thiết kế theo kiểu giả vân gỗ, giả kim loại nên trông rất đẹp mắt.
Hiện nay, nhiều khách hàng ưu tiên sử dụng loại gỗ này bởi giá cả hợp lý, màu sắc đa dạng phong phú có nhiều sự lựa chọn.
Gỗ công nghiệp HDF
Nguyên liệu bột gỗ công nghiệp HDF được sản xuất từ gỗ rừng nguyên khối. Sau khi đã được luộc và sấy khô ở nhiệt độ cao, thành phẩm tiếp tục được xử lý hết nhựa và sấy khô một lần nữa cho hết nước, rồi được nghiền nhỏ bằng máy móc hiện đại.
Bột gỗ này sẽ kết hợp với keo cùng các chất phụ gia để làm tăng độ cứng, chống mọt tấn công. Công đoạn cuối cùng là nén ép dưới áp suất cao và định hình thành một tấm gỗ công nghiệp HDF hoàn chỉnh.
Cốt gỗ HDF cũng có hai loại chính là loại thường và loại siêu chống ẩm.
Gỗ công nghiệp phủ melamine
Melamine là một loại bề mặt nhựa tổng hợp, có bề mặt khá mỏng, chỉ dày từ 0.3 mm đến 0.4 mm. Gỗ công nghiệp phủ melamine trên thị trường hiện nay có màu sắc vô cùng đa dạng, đồng thời bề mặt cũng tươi và đều màu.
Do đó, loại gỗ phủ melamine được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế đồ nội thất như giường ngủ, bàn học, bàn làm việc,…
Đặc biệt, melamine có thể dán lên mọi cốt gỗ công nghiệp để tạo thành gỗ công nghiệp phủ melamine đẹp mắt, chúng thường có độ dày từ 18 mm hoặc 25 mm.
Trong đó, gỗ MDF, gỗ MFC, gỗ HDF là các loại gỗ thường phủ melamine.
Gỗ công nghiệp acrylic
Acrylic là một loại nhựa phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp và được tinh chế từ dầu mỏ. Chúng có bề mặt sáng bóng, nhẵn nhụi và có khả năng chịu nhiệt tốt, đàn hồi cao. Không chỉ vậy, acrylic có màu sắc phong phú bao gồm màu trơn, vân đá, vân gỗ,…
Do đó, chúng thường được ứng dụng trong các đồ nội thất như tủ bếp, tủ áo kịch trần, giúp không gian thêm hiện đại, sang trọng.
Các loại gỗ công nghiệp acrylic, bao gồm gỗ công nghiệp MDF phủ acrylic, gỗ công nghiệp HDF dán acrylic và gỗ acrylic cốt gỗ ván dăm.
Tuy nhiên, các đơn vị thường sử dụng gỗ công nghiệp MDF phủ acrylic lõi xanh để sản xuất đồ nội thất nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho sản phẩm.
Gỗ công nghiệp laminate
Laminate là một chất liệu phủ bề mặt, có cấu tạo gồm ba lớp là lớp phủ ngoài, lớp phim tạo màu và lớp giấy nền. Laminate được pha trộn bởi keo chuyên dụng và ép dưới nhiệt độ, áp suất cao nên cấu tạo vô cùng chặt chẽ và chắc chắn.
Hơn thế nữa, laminate có tính năng ổn định, màu sắc đồng đều và có khả năng chịu lực cao, chống trầy xước, chịu lửa, chống mối mọt rất tốt.
Vì vậy, laminate thường được sử dụng để trang trí bề mặt các sản phẩm nội thất gần gũi chúng ta hằng ngày như bàn ghế, cầu thang, vách ốp, vách ngăn,…
Tương tự melamine và acrylic, các đơn vị sản xuất cũng sẽ dán laminate lên cốt gỗ để tạo thành gỗ công nghiệp laminate, như cốt MDF, cốt HDF và cốt ván dăm.
Gỗ công nghiệp veneer
Gỗ công nghiệp veneer được tạo ra bằng cách dán lớp chất liệu veneer lên cốt gỗ công nghiệp. Bề mặt veneer sáng bóng, láng mịn với những đường vân thanh mảnh không kém phần mềm mại.
Lớp veneer không chỉ bảo vệ phần cốt gỗ bên trong, đảm bảo về chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm mà còn giúp tăng tính gần gũi, thoải mái cùng vẻ đẹp tinh tế cho đồ nội thất.
Gỗ công nghiệp veneer có sự đa dạng về vân gỗ như gỗ óc chó, xoan đào, sồi, giáng hương,… dùng để sản xuất các sản phẩm, món đồ nội thất như giường, tủ, bàn trang điểm, bàn trà, kệ tivi, kệ trang trí,… cho đến các vách ngăn phòng.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván gỗ ghép thanh, được sản xuất từ việc lắp ghép những thanh gỗ tự nhiên với nhau theo công nghệ hiện đại.
Những thanh gỗ nhỏ đều sẽ được xử lý và tẩm sấy chặt chẽ nhằm loại bỏ hết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến gỗ như mối mọt, ẩm mốc,…
Sau đó, gỗ lần lượt sẽ được cưa, bào, phay, ghép, chà và ép phủ sơn để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Nhờ vậy mà gỗ không bị mối mọt, cong vênh hay co rút.
Gỗ ghép thanh đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và có độ bền cao do đó rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam, mang đến những thiết kế nội thất sang trọng, độc đáo trong không gian sống.
Có thể nói, gỗ ghép thanh là sự thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên khi tình trạng khan hiếm gỗ rừng tự nhiên đang trở nên trầm trọng.
Gỗ plywood
Gỗ plywood thường được khách hàng gọi là“ván gỗ ép” hay “gỗ dán”, là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng khoảng 1 mm.
Các lớp gỗ sẽ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi ép vào nhau nhờ các chất keo chuyên dụng ở nhiệt độ và áp suất cao.
Gỗ plywood được lựa chọn để thiết kế và sản xuất đồ dùng nội thất như bàn ghế, tủ gỗ, sàn nhà, giường,…
Ưu – nhược điểm của gỗ công nghiệp
Khi nhắc đến đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp, nhiều khách hàng đều cho rằng kém bền, dùng không bao lâu sẽ hư, không đáng tiền,…
Nhưng thực tế lại không như vậy, các đơn vị sản xuất đã luôn không ngừng cải tiến và mang đến nhiều loại gỗ chất lượng, bền chắc theo thời gian. Nhìn chung, gỗ công nghiệp khi làm đồ nội thất có những ưu điểm nổi bật và một vài nhược điểm không thể phủ nhận.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong đồ nội thất
Sản xuất nội thất trường học, văn phòng
Gỗ MFC, MDF và HDF đều có thể sử dụng để sản xuất nội thất văn phòng. Trong đó, MFC và MDF thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất thông thường, còn gỗ ván ép HDF sẽ được dùng để sản xuất nội thất cao cấp.
Tủ lưu trữ các loại giấy tờ quan trọng như chứng từ, hồ sơ,… sẽ ưu tiên sử dụng các loại gỗ công nghiệp có lõi chịu ẩm, bề mặt phủ melamine để chống trầy xước và chống thấm nước, nhằm bảo vệ tài liệu lâu dài.
Bàn làm việc, bàn họp thường sử dụng chất liệu gỗ MFC để gia công vì giúp tiết kiệm chi phí.
Gỗ công nghiệp để sản xuất nội thất gia đình
Sản phẩm nội thất gia đình làm từ gỗ công nghiệp sẽ giúp cho không gian sống trở nên gần gũi, ấm cúng hơn.
Hầu hết tủ giày, tủ bếp, tủ quần áo, bàn trà, bàn ghế ăn, bàn trang điểm, vách ngăn… đều được làm từ gỗ công nghiệp lõi xanh chống ẩm có phủ melamine.
Còn rất nhiều đồ dùng nội thất khác được làm từ các loại gỗ công nghiệp với dây chuyền sản xuất trên công nghệ hiện đại, mang lại các sản phẩm chất lượng cao với đa dạng mẫu mã, màu sắc. Quý khách hàng có thể tham khảo tại GamHouse để lựa chọn sản phẩm phù hợp, yêu thích cho mình.
GamHouse là tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, thi công và phân phối gỗ công nghiệp đạt chuẩn chất lượng với giá thành phải chăng, nhiều chính sách hậu mãi chuyên nghiệp.
CÔNG TY NỘI THẤT GAM HOUSE ĐÀ NẴNG
✅ Address | 223 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng |
✅ Phone | 0946064425 |
gamhousevn@gmail.com | |
✅ Website | https://gamhouse.vn/ |
✅ Hastag | #gamhouse #noithatgamhouse #noithat |
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ GamHouse ngay để mua các sản phẩm nội thất nhanh chóng và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nào khách ơi!